Khẩu trang tiêu chuẩn quốc tế giá sĩ của Dr. Americo >>
Sản phẩm bảo hộ y tế Dr. Americo >>
Áo choàng y tế đạt chất lượng cao Dr. Americo >>
Nhiệt kế thủy ngân là thiết bị y tế rất hữu ích, được sử dụng phổ biến để đo nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên do được làm bằng thủy tinh nên nhiệt kế rất dễ bị vỡ làm thủy ngân trong nhiệt kế phát tán ra ngoài. Vậy thủy ngân trong nhiệt kế có độc không? Khi nhiệt kế thủy ngân vỡ nên xử lý như thế nào?
1. Nuốt phải thủy ngân trong nhiệt kế có nguy hiểm không?
Thủy ngân trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất rất độc hại, tuy nhiên nếu xảy ra các tai nạn vỡ nhiệt kế và trẻ không may nuốt phải thủy ngân thì cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Vì thủy ngân hấp thu không đáng kể qua đường tiêu hóa (khoảng 0.01% qua ruột khỏe mạnh), lượng thủy ngân trong nhiệt kế khá nhỏ, vài ngày sau thủy ngân sẽ bị đào thải ra ngoài mà không gây các triệu chứng ngộ độc nào. Trên thế giới, đã có nhiều trường hợp báo cáo trẻ em vô tình nuốt thủy ngân nhưng không bị ảnh hưởng gì.
Nuốt phải thủy ngân chỉ nguy hiểm khi người nuốt đang mắc các bệnh đường tiêu hóa như thủng ruột, lúc này thủy ngân sẽ được hấp thu với lượng nhiều vào máu và có thể gây ngộ độc cấp tính.
2. Sự nguy hiểm khi thủy ngân trong nhiệt kế phát tán ra không khí
Tuy hấp thu rất ít qua đường tiêu hóa nhưng thủy ngân rất độc khi trẻ hít trực tiếp. Trong các tai nạn vỡ nhiệt kế thủy ngân, điều nguy hiểm nhất là thủy ngân phát tán ra không khí và được hít vào phổi. Khi xâm nhập vào phổi, thủy ngân sẽ qua màng phế nang vào máu đến các cơ quan chức năng như thận, gan lách, hệ thần kinh trung ương gây viêm phổi nặng, mất trí nhớ, lơ mơ, co giật, nôn ói, viêm ruột. Trong một số trường hợp tiếp xúc với lượng thủy ngân lớn có thể gây ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
3. Các dấu hiệu ngộ độc thủy ngân
Khi ngộ độc thủy ngân, người bệnh sẽ có cảm giác mùi kim loại trong miệng, sau đó cảm thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, nôn, lợm giọng, đau mỏi toàn thân, lạnh bụng. Do hơi thủy ngân kích thích đường hô hấp nên có các triệu chứng ho, ho có đờm, khó thở, da tím tái. Ở khoang miệng, lợi răng sưng đỏ, niêm mạc vỡ và xuất huyết. Hơi thủy ngân xâm nhập qua da gây viêm da dị ứng, mẩn ngứa, thường gặp ở vùng mặt, cổ nách, đùi. Một số bệnh nhân bị mất ngủ, tinh thần hoảng loạn, tâm trạng thất thường.
4. Làm gì để tránh ngộ độc khi thủy ngân trong nhiệt kế bị vỡ?
CÁCH XỬ LÝ
NHIỆT KẾ HỒNG NGOẠI
Trong đời sống hàng ngày, nhiệt kế y tế là một dụng cụ rất quen thuộc và phổ biến với mỗi người. Tuy nhiên, bạn có biết đến có những loại nhiệt kế nào ? Cách sử dụng ra sao ? Nên mua loại nào và mua ở đâu để đảm bảo chất lượng ?
Để khắc phục những nhược điểm của nhiệt kế thủy ngân, các loại nhiệt kế điện tử được ra đời. Trong đó, nhiệt kế hồng ngoại là đáp án tuyệt vời để kiểm tra thân nhiệt của các bé, vì khả năng cho kết quả cực nhanh trong vài giây và không tiếp xúc cơ thể, nên mẹ hoàn toàn có thể biết được nhiệt độ cơ thể kể cả khi bé đang ngủ.
Nhiệt kế hồng ngoại là loại nhiệt kế đang thịnh hành nhất trên thị trường hiện nay, cho phép đo nhiệt độ mà không cần chạm vào người hoặc vật thể, nó dựa trên nguyên lý đo lượng hồng ngoại cơ thể tỏa ra. Loại nhiệt kế hồng ngoại có thể đo trán, đo tai hoặc có những loại tích hợp đo cả trán và đo tai. Cấu tạo nhiệt kế hồng ngoại gồm 3 phần: Phần cảm biến, Màn hình LCD và Các nút điều chỉnh như tắt nguồn bật nguồn, chuyển đổi đơn vị đo và có thể chuyển từ đo nhiệt độ cơ thể người sang đo nhiệt độ phòng
Bài viết liên quan: